Categories: Chưa được phân loại

Bạn có biết ưu điểm và nhược điểm của từng loại mặt kính đồng hồ?

Khi đeo chiếc đồng hồ trên tay, bạn có lúc nào băn khoăn, muốn biết “Đồng hồ mình sử dụng những loại mặt kính nào” và “ Nên lựa chọn những loại kính đồng hồ nào”… Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn.

Mặt kính đồng hồ đeo tay có bao nhiêu loại ?

Mỗi chiếc đồng hồ bạn đeo trên tay không thể thiếu “người bảo vệ” đó là mặt kính đồng hồ. Bởi vậy, khi mua những chiếc đồng hồ bạn nên ngoài việc chú ý đến mẫu mã, thương hiệu, thông số kĩ thuật thì vấn đề mặt kính đồng hồ có bao nhiêu loại và cách giữ gìn như thế nào bạn cũng nên lưu ý để chiếc đồng hồ bền lâu hơn.

Thế giới đồng hồ cũng nhiều màu sắc, đa dạng về kiểu dáng, ấn tượng trong phong cách. Thông thường chúng ta hay bắt gặp bốn loại mặt kính sau đây:

– Arcylic Crystal (kính mica) đây là loại kính nhựa tổng hợp trong suốt mà bạn thường thấy được sử dụng ở những loại đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ trẻ em.

– Mineral Crystal (kính khoáng) được cấu tạo từ khoáng chất vô cơ được sử dụng nhiều nhất trong các loại kính hiện nay.

– Hardlex Crystal (kính Hardlex) là loại kính phát minh bởi nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Nhật Bản – Seiko. Một loại kính được làm từ chất liệu thủy tinh – thủy tinh phòng thí nghiệm được bổ sung thêm phụ gia làm tăng độ cứng.

– Sapphire Crystal (kính Saphire) được tạo thành từ bột nhôm oxit (A1203) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các  khối sapphire. Độ cứng về sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs. Chỉ có một loại đá duy nhất trong tự nhiên có độ cứng hơn và có thể làm trầy xước sapphire bằng kim cương.

Bạn đã biết ưu điểm, nhược điểm của từng mặt kính đồng hồ?

Mỗi loại mặt kính đồng hồ đều có những ưu, nhược điểm riêng đòi hỏi mỗi khách hàng cần phải có hiểu biết nhất định để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Kính Mica

Ưu điểm của mặt kính này giá thành rẻ và độ trong suốt tự nhiên. Ngoài ra, mặt kính này có độ lồi tạo cảm giác thoáng đãng khi nhìn vào, giúp mặt đồng hồ trở nên sắc nét hơn.

Về nhược điểm, mặt kính này chỉ có độ cứng đạt 300 Vicker (VK), nó khá nhỏ nên sau một thời gian sử dụng nó sẽ bị mờ, trầy xước và hạn chế của mặt kính này là không thể đánh bóng được.

Để đi tìm sự toàn thiện rất là khó khăn, được cái này lại mất cái kia nên mỗi khách hàng hãy có sự cân nhắc tùy vào điều kiện của mỗi người.

Kính khoáng

Loại mặt kính này có giá thành rẻ và rất dễ để bạn tìm mua tại các trung tâm sửa chữa đồng hồ. Chúng có độ trong suốt chịu được sự va đập. Tuy nhiên, khi lựa chọn mặt kính này bạn nên để ý tới việc khi thay mặt kính này sẽ cảm thấy khó khăn hơn vì chúng rất dễ bị nứt, bị bể hoặc trầy xước.

Kính Hardlex

Nói về ưu điểm của mặt kính này, có khả năng chống chầy xước cao, chịu được sự va đập mạnh. Chúng có độ trong suốt tốt, có thể đánh bóng được hơn hết là giá thành thấp.

Mặt kính này có nhược điểm duy nhất vì đó là hàng độc quyền của Seiko nên khó để tìm mua, việc thay kính cũng trở nên khó khăn hơn vì chúng dễ bị sứt, mẻ.

Kính Sapphire

Nói về mặt kính sapphire được chia làm ba loại ( sapphire tráng mỏng, sapphire tráng dày, sapphire khối).

Loại mặt kính này có ưu điểm chống khả năng ăn mòn, trầy xước tốt có độ trong suốt cao, ngoài ra chúng hầu như không bị phá vỡ. Với ưu thế như vậy, nhiều người sẽ nghiêng về chọn mặt kính Saphire tuy nhiên không có điều gì là “mười phận vẹn mười cả”. Mặt kính Saphire chất lượng miễn bàn nhưng khách hàng cũng cần lưu ý mặt kính này một khi bị trầy, xước thì chỉ có thể thay mới thôi. Đương nhiên, việc thay mặt kính Saphire không phải là chuyện đơn giản vì giá thành mặt kính cũng khá cao.

So sánh mặt kính sapphire và mặt kính cứng

Xét về giá thành, chất lượng thì đây là hai loại kính có sự “cạnh tranh nhau”. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu thêm chút về hai loại mặt kính này nhé!

Nếu đánh giá khách quan, mặt kính sapphire luôn nổi trội hơn mặt kính cứng vì đơn giản với tính năng tuyệt vời chống trầy xước tốt, độ trong của kính luôn giúp bạn có thể nhìn rõ mặt đồng hồ.

Tuy nhiên, về độ cứng thì mặt kính sapphire lại dễ vỡ hơn kính cứng. Theo như nghiên cứu khoa học, để đo độ cứng người ta dùng khối thép nặng 63 gam thả xuống mặt kính từ độ cao tăng dần cho đến khi kính vỡ. Theo ISO 14368, kính cứng phải hấp thụ một năng lượng tương đương 0,16 – 0,21J mới vỡ.

Kính cứng chỉ có khúc xạ là 1,47 còn kính sapphire là 1,8. Vậy nên, kính sapphire phản chiếu ánh sáng mạnh và lóa hơn mặt kính cứng.

Kính cứng có thể làm mới được sau quá trình sử dụng và bị xước trong đó kính sapphire khi bị trầy xước thì chỉ có cách là đi làm lại mà thôi.

Đọc thêm: Chân kính dùng trong đồng hồ sử dụng chất liệu gì

Nên sử dụng loại kính đồng hồ nào?

Mặt kinh đồng hồ không những góp phần tạo nên vẻ đẹp của đồng hồ mà còn giúp bảo vệ mặt đồng hồ tránh khỏi những tác động của môi trường và thời gian. Chắc hẳn bạn đang rất băn khoăn không biết nên lựa chọn mặt kính nào vậy thì chúng tôi sẽ đưa cho bạn một số lời khuyên.

Về kính Mica thường chỉ được sử dụng cho đồng hồ trẻ em hoặc những chiếc đồng hồ làm nhái giá rẻ thôi chứ hoàn toàn không có chức năng chịu đựng sự va đập hay các tính năng khác.

Mặt kính Hardlex thì chỉ được sử dụng độc quyền cho đồng hồ Seiko mà thôi nên đại đa số khách hàng hiện nay nghiêng về mặt kính cứng và mặt kính sapphire. Với phần phân tích phía trên, chúng tôi nghĩ bạn sẽ biết lựa chọn theo đúng ý mình.

Một số cách bảo vệ mặt kính – bạn đã biết?

Một chiếc đồng hồ có mặt kính sapphire chống xước là rất tốt nhưng không có mặt kính nào là chống xước hoàn hảo cả vì vậy bạn không nên ném, quăng chiếc đồng hồ lên mặt bàn hoặc trong ngăn tủ nào đó. Tốt hơn hết hãy cẩn thận bọc lại bằng vải mềm.

Nếu bạn sở hữu một chiếc đồng hồ làm bằng mặt kính sapphire luôn giòn và dễ vỡ khi va chạm nên khi tham gia các hoạt động thể thao bạn nên tháo ra cất đi chứ không nên đeo trên tay tránh va đập ngoài ý muốn.

Đối với mặt đồng hồ bị xước và nứt quá nhiều bạn nên thay ngay khi có điều kiện bởi các vết nứt đó sẽ “tạo điều kiện thuận lợi” cho bụi bẩn bám sâu, dính sâu vào bộ máy hoạt động bên trong gây hỏng hóc.

Bạn nên thiết kế một ngăn tủ riêng, một chiếc hộp riêng để đựng đồng hồ tránh để cùng các vật dụng tráng sức khác gây va cham, xước xát.

Chiếc đồng hồ của bạn dù sử dụng mặt kính nào đi chăng nữa, giá đắt bao nhiêu đi nữa mà khi bạn không biết cách bảo quản hay sử dụng thì hỏng hóc, mất cái này cái kia là chuyện đương nhiên. Bạn đã tỉnh táo trong việc chọn lựa thì hãy cố gẳng cẩn thận hơn khi bảo quản và sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Tại sao thép không gỉ 316L lại được sử dụng nhiều trong đồng hồ

Hồng Nguyễn đưa tin

Admin

Recent Posts

Tại sao đồng hồ Patek Philippe lại đắt? Bí quyết nâng giá trị thương hiệu

Nhắc đến Patek Philippe, người ta không chỉ nghĩ đến một chiếc đồng hồ mà còn là biểu tượng của…

1 tháng ago

Cách nhận biết đồng hồ Cartier chính hãng trong 3 phút

Cartier là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ được săn đón nhất thế giới. Tuy nhiên, chính…

1 tháng ago

Đồng hồ Montblanc Chronograph là gì? Có đáng mua không?

Montblanc không chỉ nổi tiếng với những cây bút máy cao cấp mà còn khẳng định vị thế của mình…

1 tháng ago

Các bộ sưu tập đồng hồ Franck Mulller nữ được yêu thích

Franck Muller không chỉ là một thương hiệu đồng hồ cao cấp mà còn được xem là biểu tượng của…

1 tháng ago

Những mẫu đồng hồ Zenith được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Zenith là thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng với hơn 150 năm lịch sử. Được biết đến với…

1 tháng ago

Cách nhận biết đồng hồ Cartier chính hãng trong 3 phút

Cartier là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ được săn đón nhất thế giới. Tuy nhiên, chính…

1 tháng ago