Xin chào các bác, em là Thanh Duy đây
Ở bài viết trước em đã chia sẻ những thông tin cơ bản, độ sai số cho phép của một chiếc đồng hồ cơ (automatic) Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật Bản rồi. Nếu bác nào chưa xem hoặc muốn tìm hiểu sai số đồng hồ thì các bác có thể bấm vào LINK NÀY nhé.
Để tiếp nối câu chuyện về những chiếc đồng hồ cơ, bài viết này em sẽ cùng các bác mổ xẻ các nguyên nhân vì sao đồng hồ cơ lại có sai số và cách khắc phục ra sao các bác nhé.
Hiện tại trên thị trường có hai dòng em được biết đó là dòng tự động lên dây cót tự động và lên dây cót bằng tay. Đối với với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay bây giờ rất ít người dung vì nó cảm thấy bất tiện khi mỗi lần đeo. Còn lại đối với dòng lên dây cót tự động đến 98% người dung sử dụng và hầu hết tất cả các hãng sản xuất đồng hồ từ Thuỵ Sĩ, Đức, Nhật cũng chỉ đang sản xuất dòng tự động lên dây cót.
Mời các bác hiểu thêm về hai dòng này
Nguyên nhân đồng hồ cơ chạy nhanh/chậm
Cần tránh một số điều sau giúp chiếc đồng hồ của các bác tối thiểu gặp những rủi ro
Cách khắc phục đồng hồ chạy nhanh chậm
Ví dụ: Đồng hồ của các bác có độ sai số cho phép khoảng +/-10s/ngày chẳng hạn nhưng chiếc đồng hồ lại sai số đến +/-15s/ngày thì đừng mang đi bảo hành sửa chữa vội hãy dùng thử cách mẹo của em như này nhé. Nếu đồng hồ nhanh hơn một chút các bác khi tháo đồng hồ ra và để mặt đồng hồ úp xuống một bề mặt phẳng, các bác lưu ý nên để lên trên một chiếc khăn mềm sẽ tránh được những trầy xước trên mặt đồng hồ. Làm như vậy chiếc đồng hồ của các bác sẽ chạy nhanh hơn so với sai số cho phép, còn lại nếu chiếc đồng hồ của các bác chạy chậm thì ngửa mặt đồng hồ lên. Theo quy luật nhanh chậm của đồng hồ “NHANH – UP, CHẬM – NGỬA”.
+ Nếu đồng hồ bị nhiễm từ trường chỉ cần qua kỹ thuật sửa chữa họ khử từ là được không cần mở máy
+ Nếu đồng hồ bị hư bánh xe trung gian thì cần thay thế
+ Nếu đồng hồ bị xô cần gạt nhưng đã gạt nhiều lần vẫn không được thì cần thay thế cần gạt. Việc đồng hồ gạt đi gạt lại nhiều lần mà vẫn không được thường rất dễ xảy ra với đồng hồ Nhật với lý do chân kính bị bào mòn không đủ cứng và chắc để giữ chân cần gạt khiến chiếc cần gạt lỏng lẻo dễ bị xô khi va đập. Ngược lại đối với những chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ hoặc Đức ít gặp hơn vì những chiếc đồng hồ đó thường được làm với chân kính tốt hơn, cứng hơn và bền hơn.
Trên đây cũng là một trong số các lý do dễ gặp phải nhất khi chiếc đồng hồ cơ gặp phải. Em hy vọng sẽ giúp các bác đam mê đồng hồ hiểu được phần nào về cơ chế hoạt động cũng như cách xử lý khi gặp phải. Em rất vui khi được gửi những thông tin này đến các bác, hy vọng các bác tiếp tục ủng hộ em để em lại tiếp tục có thể chia sẻ nhiều thông tin hơn nữa tới các bác.
Thanh Duy Alowatch
Nhắc đến Patek Philippe, người ta không chỉ nghĩ đến một chiếc đồng hồ mà còn là biểu tượng của…
Cartier là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ được săn đón nhất thế giới. Tuy nhiên, chính…
Montblanc không chỉ nổi tiếng với những cây bút máy cao cấp mà còn khẳng định vị thế của mình…
Franck Muller không chỉ là một thương hiệu đồng hồ cao cấp mà còn được xem là biểu tượng của…
Zenith là thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng với hơn 150 năm lịch sử. Được biết đến với…
Cartier là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ được săn đón nhất thế giới. Tuy nhiên, chính…