Ngày đăng

Cách xử trí đồng hồ bị hấp hơi nước hoặc bị dính nước

Đồng hồ của bạn bị hấp hơi nước? Bạn loay hoay không biết xử trí như nào? Thực ra, ngay cả những đồng hồ hàng hiệu cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị hấp hơi hay bị bị dính nước trong thời gian dài sử dụng. Với bài viết này hi vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Thuật ngữ chống nước của đồng hồ

Khi mua đồng hồ, điều mà bạn cần lưu ý. Ngoài giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Thì bạn phải hết sức để ý khả năng chống nước của mỗi loại đồng hồ. Thông qua các thông số cụ thể ghi dưới nắp đáy của đồng hồ. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê các thông số phổ biến bạn thường thấy trên đồng hồ đeo tay.
– Water Resist: chỉ khả năng chống nước của đồng hồ đeo tay.
– 50M: đồng hồ chịu áp suất dưới nước là 5BAR.
– BAR ( kí hiệu đo áp suất của Anh Quốc). Theo quy định, 1BAR tương đương áp suất ở độ sâu 10m dưới nước, tương tự nếu bạn nhận ra mẫu đồng hồ nào ghi 5BAR thì có nghĩa dòng đồng hồ này chịu độ sâu 50m.

Sự thật thì các dòng đồng hồ đều có khả năng chống chịu nước 30m, 50m, 100m. Không có nghĩa là có thể chống nước 100%. Thực tế thì với những dòng đồng hồ 3ATM(30m) chỉ có thể đi mưa, rửa tay. Và đối với những sản phẩm có mức độ 50m có thể tắm được. 100m có thể đi bơi được, 200m có thể bơi lặn được. Đó là những kiến thức cơ bản để người dùng có thể hiểu hết thông số của đồng hồ. Tốt nhất thì bạn vẫn nên cho đồng hồ tránh tiếp xúc với nước.

Để hiểu sâu hơn mời bạn đọc xem thêm: Hiểu đúng về mức độ chịu nước trong đồng hồ

Nguyên nhân nào đồng hồ đeo tay bị vào nước?

Chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc không hiểu. Nguyên nhân thực sự nào làm cho đồng hồ của mình bị hấp hơi nước hoặc dính nước đúng không? Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc bấy lâu.

Trước tiên, nguyên nhân có thể do chính đồng hồ của bạn hoàn toàn không có khả năng chống nước. Hoặc khả năng chống nước thấp nhưng do bạn đi mưa quá nhiều. Rửa tay không tháo đồng hồ ra hay sử dụng trong môi trường bị ẩm ướt. Chính những điều tưởng chừng như đơn giản, lại “gián tiếp” làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.

Đồng hồ đeo tay của bạn bị hở giữa các bộ phận với nhau. Ví dụ như các núm vặn, mặt kính. Trường hợp này nước thường vào ít hơn, mặt kính bị mờ đi. Thực ra đây hoàn toàn là những chi tiết rất nhỏ, ít người quan tâm với tâm lý: “Dính tí nước chắc không sao đâu” nhưng chính vì bạn không chú trọng, không để ý nên nhiều lần “không sao đâu”, “dính chút thôi mà” đồng hồ của bạn hỏng từ lúc nào không hay.

Nguyên nhân thứ ba, có rất nhiều người điều chỉnh ngay đồng hồ trong môi trường ẩm ướt. Rửa tay xong không lau khô tay đã vặn nút điều chỉnh giờ, đi mưa về xong cứ vứt đồng hồ lên mặt bàn, mặt ghế không chịu lau khô lại, đồng hồ bị ngấm nước cũng kệ để đấy. Chính tâm lý chủ quan đó là “đáp án” cho việc đồng hồ của bạn nhanh hỏng. Câu hỏi này hơi thừa khi chính bạn là người biết câu trả lời rồi.

Một lý do tiếp theo mà ngay cả các bạn nam và các bạn nữ cũng không lưu ý đến đó là sau khi chỉnh giờ nhiều bạn quên hay không để ý chưa đóng hết núm chỉnh giờ nên nước có dịp “ len lỏi” vào làm hỏng các thiết bị bên trong.

Cách “xử trí” đồng hồ bị vào nước

Nếu một lần đóng vai làm “bác sĩ” sơ cứu cho em đồng hồ, bạn đừng quên những bước căn bản sau và điều quan trọng bạn phải thực hiện ngay tức khắc, càng kéo dài thời gian thì đồng hồ của bạn càng khó chữa trị thậm chí là hỏng hoàn toàn. Biết cách “chăm sóc” đồng hồ là bạn cũng tự biết tiết kiệm cho chính bản thân mình. Việc đầu tiên cần phải làm là vặn hoặc rút núm chỉnh giờ ra để hơi nước nhanh bay khỏi đồng hồ.

Cách 1: Khử nước bằng khăn giấy

Khi đồng hồ bị ngấm nước, bạn hãy làm khô ngay bằng khăn giấy mềm lau khô đồng hồ. Hết sức chú ý phần mặt số tránh những trầy xước không đáng. Tiếp đó, bạn dùng tuốc nơ vít cậy nhẹ nắp đằng sau của đồng hồ một cách cẩn thận. Để không đụng vào bánh răng hay các linh kiện khác. Tiếp theo bạn úp mặt đồng hồ xuống một tấm vải mềm để tránh xước phần mặt đồng hồ để nó tự khô trong vòng 24h.

Cách 2: Làm khô dưới bóng đèn

Đây là mẹo thủ công mà khá nhiều các cô cậu học sinh hay áp dụng để “sơ cứu” đồng hồ. Bọc nhẹ nhàng, cẩn thận đồng hồ vào một tấm vải mềm có khả năng thấm hút tốt và đặt dưới ngọn đèn tròn công suất 40W với khoảng cách an toàn từ 5 -10 cm để tránh làm hỏng động cơ bên trong của đồng hồ. Sau khoảng nửa tiếng, đồng hồ của bạn sẽ trở nên khô ráo không còn hơi nước bên trong.

Cách 3: Đeo ngược đồng hồ

Với trường hợp có hơi nước ở mặt kính . Khi bạn thấy có dấu hiệu của hơi nước thâm nhập bên trong mặt kính như mặt kính mờ hay có vài hạt nước nhỏ li ti bên trong mặt đồng hồ. Bạn có thể đeo ngược đồng hồ, để mặt kính úp vào tay bạn. Bạn chỉ cần đeo như thế này vài tiếng, dưới tác động của lực hút hấp dẫn, hơi nước sẽ dần dần biến mất.

Cách 4: Sử dụng gói hút ẩm

Bạn cho đồng hồ vào hộp hút ẩm như các hộp đựng và bảo quản máy ảnh hoặc mua gói bột hút ẩm về cho vào hộp kín và nhẹ nhàng đặt đồng hồ vào trong hộp đó. Hơi ẩm sẽ được hút ra khỏi đồng hồ.

Đồng hồ bền hay không là do cách sử dụng của mỗi người, nếu muốn giảm thiểu tối đa những tác động xấu của môi trường đến “tuổi thọ” của đồng hồ bạn hãy đem đến những cửa hàng sửa chữa đồng hồ có uy tín vì ở đó học sẽ có đầy đủ những thiết bị “sấy khô” đồng hồ của bạn một cách an toàn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn bảo quản đồng hồ của mình thật tốt.

Hồng Nguyễn đưa tin

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.